Thực trạng chuyển đổi số hiện nay: Chúng ta đang ở đâu trong hành trình?
Digital Strategy

Thực trạng chuyển đổi số hiện nay: Chúng ta đang ở đâu trong hành trình?

Thực trạng chuyển đổi số tại Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 là rất tích cực và xứng đáng ghi nhận. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đang rơi vào “bẫy chuyển đổi số” khi mới áp dụng một phần công nghệ nhưng đã lầm tưởng bản thân đã hoàn thành lộ trình chuyển đổi..

Bây giờ, hãy cùng FPT Digital tìm hiểu kỹ hơn về thực trạng chuyển đổi số tại Việt Nam và dự báo các xu hướng chuyển đổi số trong năm 2022 nhé!

1. Bức tranh về thực trạng chuyển đổi số tại Việt Nam

Giai đoạn 2020 – 2021 là 2 năm đầy thách thức và cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam bước vào đường đua chuyển đổi số (CĐS) trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.

1.1. Sự thay đổi về nhu cầu thị trường, người tiêu dùng

Hiện nay, tổng dân số Việt Nam tính đến tháng 4/2022 là ~ 99 triệu dân, với ~ 39% người dân sống ở thành thị và độ tuổi trung bình ~33 tuổi – độ tuổi vàng (1). Trong đó, có 72,10 triệu người dùng Internet tương ứng với 73,2% dân số, cao hơn so với tỷ lệ trung bình trên thế giới (62.5%) (2).

Từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19, thế giới nói chung cũng như Việt Nam ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào các nền tảng số, đặc biệt khi các nước áp dụng đóng cửa. Điều này kéo theo sự tăng mạnh của thương mại điện tử – Ecommerce và truyền thông online – Digital Marketing (tương ứng tăng 35.4% & 23.2% quy mô so với cùng kỳ năm ngoái). (2)

sự tăng trưởng của thương mại điện tử

1.2. Quyết tâm của chính phủ về chuyển đổi số

Để đánh giá chuyển đổi số trong doanh nghiệp Việt Nam thì theo đánh giá của Liên Hiệp Quốc (LHQ), các chỉ số về chính phủ điện tử của Việt Nam cao hơn mức trung bình thế giới và khu vực. Cụ thể, năm 2020, Việt Nam ghi nhận tăng 2 bậc lên xếp hạng thứ 86 trên 193 quốc gia thành viên LHQ trên thế giới và thứ 6 trên 11 nước Đông Nam Á. (3)

Việt Nam là một trong những quốc gia đi tiên phong trên thế giới trong việc ban hành các chương trình và chiến lược về Chuyển đổi số quốc gia. Ngoài ra, doanh nghiệp nhỏ và vừa còn được đặc biệt quan tâm phát triển khi được hỗ trợ kinh phí chuyển đổi số từ nguồn ngân sách nhà nước từ tháng 10 năm 2021.

Hành động này của nhà nước đã đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nhận thức về chuyển đổi số. Đồng thời chiến lược đã tạo cơ hội cho nhiều doanh nghiệp vươn lên, tạo sự bứt phá nhờ hỗ trợ của cuộc cách mạng công nghệ.

Chương trình chuyển đổi số quốc gia đã đặt ra mục tiêu gia tăng vị thế trên bảng xếp hạng chính phủ điện tử của LHQ lần lượt lên top 70 vào năm 2025 & 50 nước dẫn đầu vào năm 2030. Cùng với đó, kinh tế số sẽ đóng góp 30% GDP cả nước và năng suất lao động hàng năm tăng trưởng ở mức lớn hơn 8%.

2. Thực trạng chuyển đổi số tại Việt Nam

2.1. Thực trạng chuyển đổi số của Việt Nam so với các nước Đông Nam Á

Ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, có đến 74% các nhà lãnh đạo khẳng định rằng chuyển đổi số hiện nay là việc bắt buộc phải có để cải thiện hiệu suất và phục hồi hậu Covid-19 (5).

Nhìn vào biểu đồ trên, ta có thể thấy ngay thực trạng chuyển đổi số doanh nghiệp Việt Nam so với các nước trong khu vực vẫn đang có sự thua kém khá nhiều.

Với chỉ số phương thức thanh toán (là một chỉ số quan trọng để thúc đẩy sự thay đổi nền kinh tế số mới) đang ở mức yếu. Tỷ lệ giao dịch kỹ thuật số chỉ đạt mức 22% thua xa Thái Lan (62%), Malaysia là (76%)…. và chỉ hơn được Lào (12%), Campuchia (1%).

Có thể bạn quan tâm: Chuyển đổi số trên thế giới và bài học cho doanh nghiệp Việt

2.2. Thực trạng chuyển đổi số ở nhà nước

Ngày 03/06/2020 chính phủ đã xây dựng “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Từ đó đến nay, chuyển đổi số ở nhà nước tại Việt Nam đã có 1 số kết quả nhất định. Theo báo chính phủ thì tính đến ngày 27/04/2022 thì:

Thực trạng về chính phủ số: Các cơ sở dữ liệu về quốc gia đã được tích hợp, mở rộng và kết nối với nhau gồm:

  • Dữ liệu bảo hiểm xã hội
  • Dữ liệu công dân: Gần 78 triệu thông tin
  • Dữ liệu tìm vaccine Covid 19: 133 triệu mũi
  • Dữ liệu về thẻ căn cước công dân:
  • Dữ liệu về cán bộ, giáo viên: 570.000 thông tin thí điểm
  • 7 triệu định danh trẻ em đăng ký khai sinh
  • .v.v.v

Thực trạng kinh tế số: Theo ước tính của Bộ Thông tin và Truyền thông, trong Quý I/2022 đạt khoảng 53 tỷ USD. Số doanh nghiệp công nghệ số thành lập mới tăng 500 doanh nghiệp so với năm 2021.

Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 tiếp tục được triển khai tích cực, có hiệu quả:

  • Cổng dịch vụ công quốc gia đã tích hợp 3.552 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của các Bộ, ngành, địa phương, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp
  • Tích hợp thêm 11/25 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 (Theo quyết định 06).
  • Hệ thống hóa đơn điện tử đã được triển khai toàn quốc, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Đào tạo nhân lực cho chuyển đổi số tiếp tục được quan tâm:

  • Quý I/2022 đã bồi dưỡng, tập huấn được gần 1.000 cán bộ, công chức
  • Mục tiêu đến tháng 10/2022 sẽ bồi dưỡng, tập huấn được cho 10.000 cán bộ, công chức về chuyển đổi số.

Xã hội số, với trọng tâm là công dân số, được chú trọng phát triển:

  • Một số ứng dụng Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu của người dùng Việt Nam, được đông đảo người dân sử dụng.
  • Thủ tướng Chính phủ yêu cần đẩy nhanh tốc độ tăng công dân số để đáp ứng yêu cầu phát triển thực tế.

Bên cạnh những kết quả đạt được còn những tồn tại, hạn chế

  • Chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến chưa cao, hiệu quả sử dụng còn hạn chế. Tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến mới gần 54% và hồ sơ xử lý trực tuyến còn thấp, khoảng 9,4%.
  • Các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành triển khai chưa đáp ứng được tiến độ đề ra
  • An toàn, an ninh mạng còn sơ hở. Công tác bảo vệ bí mật nhà nước, bảo vệ dữ liệu người dân còn chưa được chú trọng đúng mức
  • Công tác đào tạo về ứng dụng công nghệ thông tin ở nhiều nơi vẫn chưa được chú trọng. Nguồn lực triển khai Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số còn hạn chế.
Bài đọc nhiều nhất
Digital Strategy 20/04/2024
2.3. Thực trạng chuyển đổi số doanh nghiệp Việt Nam

Năm 2020: Theo Vinasa thì tại Việt Nam, hơn 92% doanh nghiệp đã có sự quan tâm hay thậm chí đã ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, chỉ có chưa đến 10% trong số họ nhận định rằng việc chuyển đổi số đã thành công và có thể mang lại giá trị trọng yếu cho doanh nghiệp.

Đáng nói hơn, doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đang chiếm phần đa với 97% nhưng thực trạng đổi mới sáng tạo và khoa học công nghệ chưa đủ điều kiện để chuyển đổi số. 92% doanh nghiệp trong số này chưa có hiểu biết về chuyển đổi số, và 72% chưa biết bắt đầu từ đâu (6).

Năm 2021: Đa phần doanh nghiệp đều ứng dụng các phần mềm, giải pháp hoạt động quản lý đa kênh, bán hàng online, quản trị kênh phân phối. Cụ thể:

  • Khoảng 100.000 cửa hàng tại Việt Nam đang sử dụng phần mềm KiotViet cho hoạt động bán hàng và quản lý các kênh bán hàng, con số cũng tương tự với Sapo cũng như các phần mềm hỗ trợ khác như Harvan, Nhanh .v.v.v
  • Hàng trăm nghìn doanh nghiệp đang trực tiếp kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử như Lazada, Shopee .v.v.v
  • 20% quảng cáo tại Việt Nam đang được chi cho các kênh tiếp thị số (Digital Marketing) gồm Facebook, Google, Tiktok .v.v.v
  • 60% doanh nghiệp đang sử dụng phần mềm kế toán, trong đó 200.000 doanh nghiệp đang sử dụng phần mềm Misa.
  • Trên 200.000 doanh nghiệp đang sử dụng các phần mềm hóa đơn điện tử
  • Hầu hết doanh nghiệp trang bị chữ ký số

Đây là các hoạt động thuộc giai đoạn 1: Số hóa số liệu và một phần nhỏ của giai đoạn 2: Số hóa quy trình (Quy trình số dựa trên nền tảng dữ liệu số), tuy nhiên vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Nhiều doanh nghiệp rơi vào “bẫy chuyển đổi số” khi mới áp dụng một phần công nghệ nhưng đã lầm tưởng bản thân đã hoàn thành lộ trình chuyển đổi… Rất ít doanh nghiệp đi đến được tận cùng của chuyển đổi số: Giai đoạn 3 – Chuyển đổi mô hình kinh doanh.

Tham khảo bài: 3 giai đoạn chuyển đổi số của doanh nghiệp thành công

thực trạng chuyển đổi số của doanh nghiệp việt nam

2. Đánh giá thực trạng chuyển đổi số tại Việt Nam

Để có cái nhìn chính xác và thấu đáo về chuyển đổi số doanh nghiệp Việt Nam, các nhà lãnh đạo cần chú ý một số điểm nổi bật như được nhắc đến sau đây.

2.1. Điểm mạnh

Việt Nam hiện nay đang đứng trước những cơ hội rất lớn để bứt phá trong cuộc đua công nghệ để cạnh tranh với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới bao gồm:

Nâng cao nội tại doanh nghiệp: Đã có sự gia tăng trong nhận thức của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đối với tầm quan trọng của chuyển đổi số; đa dạng trong các kênh bán hàng, tiếp thị; khả năng kết nối thông tin và áp dụng công nghệ đã được nâng cao,…

Hỗ trợ từ yếu tố bên ngoài: Các chương trình và chiến lược chuyển đổi số của Chính phủ hỗ trợ tạo nên môi trường chuyển đổi số cho các tổ chức. Thêm vào đó là hành vi tiêu dùng của người Việt đang chuyển biến tích cực và sự phục hồi của các chuỗi cung ứng trên toàn cầu hậu Covid-19, …

2.2. Điểm yếu

Bên cạnh đó, các tổ chức hiện nay cũng đang đối mặt với một số thiếu sót, làm ngăn cản việc chuyển đổi số toàn diện tại Việt Nam. Bao gồm một số điểm như sau:

  • Các yếu tố như năng lực quản trị nội bộ, cơ cấu tổ chức thiếu sự chuẩn hoá dẫn đến thiếu đồng bộ khi triển khai chuyển đổi số;
  • Mức độ hiểu biết về phân tích dữ liệu, quản lý rủi ro & an ninh mạng còn ở mức thấp;
  • Nguồn nhân lực và các tài nguyên khác để phục vụ việc chuyển đổi số còn thiếu hụt và ít khả năng liên kết.

thách thức bảo mật trong chuyển đổi số

2.3. Các thách thức và rào cản

Trong quá trình thực hiện khảo sát với các doanh nghiệp Việt Nam ở các quy mô và lĩnh vực ngành nghề khác nhau trong nền kinh tế, FPT Digital nhận thấy một số thách thức chuyển đổi số doanh nghiệp Việt Nam bao gồm khó khăn về nguồn tài chính phục vụ chuyển đổi số, khó khăn trong thay đổi văn hoá tổ chức, khó khăn về năng lực triển khai và khó khăn về các giải pháp chuyển đổi số.

Khó khăn về nguồn tài chính doanh nghiệp: Chi phí cho chuyển đổi số tổng thể sẽ cao hơn các chi phí khác nói chung và lợi ích của chuyển đổi số cũng chưa thể đo được trong ngắn hạn.

Khó khăn về thay đổi văn hoá tổ chức: Chuyển đổi số dẫn đến sự thay đổi hoàn toàn về vai trò, phòng ban hoặc thậm chí tái cơ cấu lại tổ chức, văn hoá doanh nghiệp theo một hướng mới.

Khó khăn về năng lực triển khai: Nguồn nhân lực triển khai chuyển đổi số của các doanh nghiệp hiện nay là chưa cao và chưa đáp ứng được sự đổi mới liên tục của công nghệ

Khó khăn về các giải pháp chuyển đổi số: Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp chưa được cung cấp đủ thông tin để đưa ra một lộ trình chuyển đổi số một cách xuyên suốt, dài hơi và phù hợp với doanh nghiệp.

thách thức chuyển đổi số
Thách thức và rào cản của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc chuyển đổi số

3. Xu hướng chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Dưới góc độ chính phủ, Nhà nước đã xác định việc chuyển đổi số sẽ là động lực phát triển chính của nền kinh tế. Qua đó tạo ra tiền đề để Việt Nam bứt phá đến với mục tiêu trở thành nước có thu nhập cao.

Cụ thể hơn, một chiến lược thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số ở phạm vi “toàn quốc, toàn dân và toàn diện” sẽ được triển khai vào năm 2022 nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Dựa theo thực trạng chuyển đổi số trong doanh nghiệp, FPT Digital dự báo các xu hướng chuyển đổi số trong năm 2022 bao gồm:

Mô hình làm việc kết hợp (Hybrid working model): Là mô hình làm việc trong đó nhân viên có không hoàn toàn làm việc ở văn phòng mà được làm việc ở ngoài thông qua internet. Mô hình này mang lại sự thoải mái cho nhân viên, giảm tới 30% chi phí vận hành cho doanh nghiệp (7) và phẳng hoá các thách thức về địa lý trước đây.

Nền tảng dữ liệu khách hàng (Customer Data Platform): Nền tảng này thu thập và tổng hợp thông tin khách hàng từ nhiều nguồn sau đó phân tích và vẽ lên hồ sơ 360 độ của khách hàng. CDP gia tăng tổng thể về chăm sóc khách hàng (CX) của doanh nghiệp bao gồm mở rộng cá nhân hoá, hỗ trợ rõ rệt đối với hoạt động Marketing và tối ưu hành trình mua hàng của khách, …

Kiến trúc đa đám mây (Multi Cloud): được hiểu là sử dụng cùng lúc từ hai trở lên các nền tảng điện toán đám mây khác nhau. Đa đám mây có thể cải thiện thời gian hoạt động liên tục của hạ tầng CNTT, tận dụng thế mạnh của các nhà cung cấp nền tảng và tối đa hoá ngân sách đầu tư doanh nghiệp, …

Tự động hóa (Robotics Process Automation): Các quy trình tự động hóa bằng robot góp phần giải phóng nhân lực cho các công việc tạo ra giá trị gia tăng hơn, thúc đẩy năng suất và độ chính xác cao cho thành phẩm.

Nền tảng dữ liệu khách hàng
Nền tảng dữ liệu khách hàng

Thực trạng chuyển đổi số hiện nay tại Việt Nam nhận được sự hỗ trợ từ nhiều mặt của thị trường và các cơ quan bộ ban ngành góp phần tạo ra “cú hích” thúc đẩy việc chuyển đổi số diễn ra ngày càng nhanh chóng và mạnh mẽ. Các tổ chức giờ đây không thể thờ ơ với những tác động của chuyển đổi số. Họ cần hiểu rằng nếu không chuyển đổi số, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng thất bại.

Để tìm hiểu thêm về thông tin và các dịch vụ liên quan đến chuyển đổi số, vui lòng liên hệ đến FPT Digital. FPT Digital đem tới cho doanh nghiệp lộ trình chuyển đổi số hiệu quả – nhà tư vấn chiến lược, kế hoạch chuyển đổi số hàng đầu.

 

 

Nguồn tham khảo:
(1) DanSo. 2022
(2) We are social & Hootsuite. 2022 Báo cáo kỹ thuật số Việt Nam
(3) Liên Hiệp Quốc. 2020 Bảng xếp hạng Chính phủ điện tử
(4) Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ).
(5) Microsoft IDC. Báo cáo về nền tảng cho phục hồi kinh doanh và kinh tế ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
(6) Vinasa. 2020 Ngày chuyển đổi số Việt Nam
(7) McKinsey. Báo cáo về mô hình làm việc lai

Nghiên cứu nổi bật
01. Tiềm năng của công nghệ In 3D trong ngành sản xuất 02. Phát triển công nghệ AI ở Việt Nam giúp thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia 03. Voice of customer – Liệu có thực sự dễ dàng? 04. Thúc đẩy phát triển bền vững thông qua thị trường trái phiếu xanh
Đăng kí theo dõi ngay!
Cập nhật những xu hướng và phân tích mới nhất về chuyển đổi số với các bản tin điện tử của FPT Digital.


    Tìm hiểu về chuyển đổi số cho doanh nghiệp
    Xác nhận