Toàn cảnh thực trạng chuyển đổi số trong doanh nghiệp trong bối cảnh Covid-19
Internet of Thing

Toàn cảnh thực trạng chuyển đổi số trong doanh nghiệp trong bối cảnh Covid-19

Đại dịch Covid-19 có ảnh hưởng lớn, tác động làm thay đổi nhiều mặt trong kinh tế xã hội và là cú huých thúc đẩy quá trình chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn toàn cảnh về thực trạng chuyển đổi số trong doanh nghiệp trong bối cảnh Covid-19.

1. Tác động của dịch bệnh tới hoạt động chuyển đổi kỹ thuật số

Đại dịch COVID-19 sau 2 năm bùng phát đang dần được kiểm soát và sẽ sớm được coi là bệnh đặc hữu trong thời gian tới. Thế giới đã cùng nhau vượt qua “cú sốc” này và hướng tới giai đoạn bình thường mới, nỗ lực trong việc phục hồi từ những tổn thất nặng nề về kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng đại dịch đã có những ảnh hưởng sâu sắc và tạo nên sự thay đổi lớn trong hành vi của con người ở nhiều khía cạnh khác nhau.

  • Sự thay đổi về thói quen sinh hoạt, mua sắm của người tiêu dùng

Tình trạng lockdown kéo dài đã thúc đẩy thói quen mua sắm trực tuyến tại nhà của người tiêu dùng, và đi kèm với đó là sự phát triển của các kênh thương mại điện tử. Thói quen này được dự đoán sẽ tiếp tục tồn tại lâu dài sau đại dịch COVID-19. Theo báo cáo của MCKinsey chỉ ra mức độ tăng trưởng của người tiêu dùng trực tuyến sự kiến đạt khoảng 15-30%, cụ thể, tăng trưởng vượt quá 35% đối với các ngành hàng thiết yếu như thuốc, hàng tạp hóa, đồ dùng gia đình và sản phẩm chăm sóc cá nhân [1].

Đại dịch cũng có ảnh hưởng không nhỏ thu nhập cá nhân, khiến cho khách hàng ưu tiên nhiều hơn các sản phẩm thiết yếu thay vì chi tiêu cho sản phẩm tùy ý. Các yếu tố liên quan tới thương hiệu, chất lượng và trải nghiệm khách hàng cũng được chú trọng nhờ vào việc nâng cao sự quan tâm đến các vấn đề về sức khỏe.

  • Cản trở trong việc giao dịch trực tiếp, vận chuyển hàng hoá

Trước nhu cầu hạn chế tiếp xúc trong đại dịch COVID-19, xu hướng đặt hàng trực tuyến kéo theo sự tăng trưởng vượt bậc trong vận chuyển hàng hóa. Theo báo cáo của McKinsey về hành vi người tiêu dùng, giao hàng trực tuyến đã có sự tăng trưởng nhảy vọt 10 năm chỉ trong 8 tuần kể từ đợt bùng phát đầu tiêu (10-years-in-8-weeks for increase in e-commerce deliveries) [2].

Trước sự gia tăng nhanh chóng của nhu cầu với các dịch vụ giao hàng, việc chuyển đổi và phát triển logistic lại gặp nhiều khó khăn. Cấm biên, lockdown làm đứt gãy luồng vận chuyển, tạo ra giới hạn trong việc lựa chọn địa điểm mua hàng của người tiêu dùng.

Thời gian chờ đợi và chi phí vận chuyển cũng gia tăng bởi ảnh hưởng của đại dịch. Bài toán đặt ra cho các công ty tiêu dùng là cung cấp dịch vụ vận chuyển giao hàng không chỉ nhanh chóng, mà còn phải giá rẻ (thậm chí là miễn phí), đồng thời đảm bảo hạn chế tiếp xúc mùa dịch.

  • Tỷ lệ người lao động làm việc từ xa:

Tính riêng những tháng đầu năm 2020, tại thời điểm mới bùng phát của đại dịch Covid-19, có khoảng 1/5 lực lượng lao động thế giới (660 triệu người) phải làm việc tại nhà. Ngay cả sau COVID-19, xu hướng làm việc trực tuyến hoặc làm việc kết hợp (hybrid) được kỳ vọng trở thành xu hướng làm việc của tương lai, góp phần tạo nên sự linh hoạt cho cách thức hoạt động của doanh nghiệp.

Trước Covid, làm việc online được chỉ ra là kém hiệu quả và làm giảm năng suất lao động. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ, làm việc online mùa dịch lại có những sự cải thiện đáng kể. Khoảng 30% nhân viên làm việc tại nhà hoàn thành công việc ít thời gian hơn, và 24% hoàn thành nhiều việc hơn trong cùng 1 khoảng thời gian. (theo Connectsolutions). Nghiên cứu của Stanford cũng chỉ ra năng suất lao động tăng 13% tỉ lệ thuận với mức độ hài lòng trong công việc. [3]

Doanh nghiệp bắt buộc phải thay đổi để thích nghi với thực trạng mới, đầu tư vào công nghệ:

Trên thế giới, Công nghệ AR (Augmented Reality) trong ngành bán lẻ rất được quan tâm, hỗ trợ người dùng thử các sản phẩm kể cả khi họ không thể đến các cửa hàng trong tình hình đại dịch COVID-19.

  • Levi’s đang bổ sung thêm cho chiến lược bán lẻ AR của mình bằng các công cụ kỹ thuật số như Squad, một ứng dụng xem video trực tuyến, nơi bạn bè có thể mua sắm cùng nhau. Ứng dụng ra mắt vào tháng 4 như một cách để tạo lại một số trải nghiệm xã hội mà mọi người bỏ lỡ và đã khao khát giữa đại dịch.
  • Shopify gần đây đã công bố dữ liệu mới cho thấy các tương tác với các sản phẩm có nội dung AR cho thấy tỷ lệ chuyển đổi cao hơn 94% so với các sản phẩm không có AR. [4]
  • Công nghệ AR cũng được tích hợp vào các cửa hàng vật lý. Để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch, các nhà bán lẻ mỹ phẩm như Sephora và Ulta đã sử dụng AR giúp khách hàng thử nghiệm kỹ thuật số các sản phẩm làm đẹp mà không cần sử dụng trực tiếp trên da.

 

Thực trạng chuyển đổi số trong doanh nghiệp trong đại dịch COVID-19 chủ yếu dựa vào trải nghiệm thực tế của người dùng
Công nghệ AR được áp dụng mạnh mẽ trong đại dịch COVID-19 tại đa dạng các lĩnh vực, đặc biệt ngành bán lẻ

Tại Việt Nam, ngành ngân hàng cũng đã nỗ lực trong việc ứng dụng công nghệ như IoT để thay đổi mô hình kinh doanh truyền thống.

  • Thay vì phải đến quầy giao dịch trực tiếp, khách hàng đã có thể sử dụng các dịch vụ ngân hàng số như Timo của VPBank, E-Zone của BIDV, và tiêu biểu là VCB Digibank của Vietcombank với sự đồng nhất về trải nghiệm, đồng thời đảm bảo tính bảo mật ưu việt. Bắt kịp với nhu cầu mùa dịch, mô hình ATM đa chức năng (CDM) thay thế các phòng giao dịch đã được tiên phong lắp đặt bởi ngân hàng Agribank. [5]

Xây dựng mô hình làm việc từ xa cho nhân viên:

  • Mô hình làm việc từ xa được hỗ trợ bởi sử phát triển của hàng loạt các công cụ hội nghị trực tuyến (videoconferencing) như Zoom, Teams, Gather Town,… Theo thống kê của MCkinsey, số lượng người dùng hàng ngày của Zoom tăng gấp hơn 20 lần trong mùa dịch. [1]
  • Công ty cổ phần Thái Bình Dương – Hà Nội phải đối mặt với sự đứt đoạn của mô hình làm việc văn bản giấy tờ, bàn giao trực tiếp truyền thống trong đại dịch Covid. Để vượt qua khó khăn, thậm chí là tăng công suất làm việc, công ty bắt buộc phải chuyển đổi số, đầu tư công nghệ để làm việc trực tuyến, thanh toán bằng ví điện tử, cập nhật giấy tờ lên nền tảng số. [6]

Đầu tư vào công nghệ để giải quyết các vấn đề Covid gây ra:

  • Nhiều nền tảng kết nối, cựu trợ những người gặp khó khăn trong Covid đã được xây dựng và tích hợp vào các ứng dụng công nghệ hiện có như Zalo Connect, Giúp Tôi, SOSmap.
  • Xuất hiện nhiều hơn các ứng dụng khai báo y tế, phát thiện tiếp xúc gần để hỗ trợ truy vết mùa dịch và theo dõi thông tin tiêm chủng như BlueZone, PC-Covid, NCOVI,…
  • Các dịch vụ tư vấn khám chữa bệnh từ xa (telemedicine) cũng góp phần hỗ trợ tình trạng quá tải bệnh nhân thời kỳ Covid như Halodoc, Telehealth,…

2. Thực trạng chuyển đổi số trong doanh nghiệp trong bối cảnh Covid-19

Tại Việt Nam:

  • Việt Nam có tổng số hơn 58.000 doanh nghiệp trong cộng đồng doanh nghiệp số, trong đó, giai đoạn Covid doanh nghiệp số mới được thành lập tăng 28% (đạt 13.000 công ty).
  • 98% doanh nghiệp kỳ vọng lợi ích mà chuyển đổi số đem lại trong thời kỳ Covid, tiêu biểu như giảm chi phí (71%), hạn chế giấy tờ (61.4%), đưa thêm giá trị, nâng cao chất lượng của sản phẩm và dịch vụ (45.3%). [5]
Biểu đồ về kỳ vọng của doanh nghiệp trong ứng dụng công nghệ số theo quy mô
Biểu đồ cho thấy kỳ vọng của doanh nghiệp trong ứng dụng công nghệ số theo quy mô

Theo ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam chia sẻ: “Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp hoạt động theo phương thức truyền thống gặp khó khăn vì dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp dễ bị tổn thương và chậm chuyển đổi nên họ phải dùng đến “đòn bẩy số” để “vá lại các vết thương”. [6]

Khảo sát của Viện Phát triển doanh nghiệp cho thấy trước dịch Covid-19, hơn 50% doanh nghiệp ứng dụng các công nghệ số và tăng thêm hơn 25% sau Covid-19 [6]

Theo một khảo sát năm 2020 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) với nội dung “Thực trạng chuyển đối số trong doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19” trên 400 doanh nghiệp, số liệu chỉ ra doanh nghiệp VN đã nhận thức và bắt đầu ứng dụng công nghệ vào nhiều khâu khác nhau. [5] Cũng theo VCCI, doanh nghiệp khởi nghiệp có thể tăng doanh thu tới 34% khi sử dụng công nghệ số để vận hành doanh nghiệp hiệu quả.

Các nhóm hoạt động chính hướng tới chuyển đổi số trong doanh nghiệp bao gồm: quản trị nội bộ, thanh toán điện tử, marketing trực tuyến. Cụ thể, điện toán đám mây được sử dụng nhiều nhất trong quản trị nội bộ với 60,6%, tăng 19,5% so với trước dịch bệnh COVID-19. Thống kê cũng cho thấy 19% doanh nghiệp bắt đầu sử dụng các hệ thống hội nghị, quản lý công việc kể từ khi có dịch bệnh, trong khi con số đã sử dụng trước đại dịch là 30%. [5]

Đáng nói hơn, Việt Nam có tới 97% là doanh nghiệp vừa và nhỏ tuy nhiên nhưng khó khăn gặp phải là không đủ điều kiện để chuyển đổi số. Cụ thể, khảo sát 2021 của VINASA chỉ ra 92% doanh nghiệp chưa có hiểu biết về chuyển đổi số, và 72% chưa biết bắt đầu từ đâu.

Trước những ảnh hưởng của Covid-19, chuyển đổi số được 74% các nhà lãnh đạo thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đánh giá là việc bắt buộc phải có. [7]

Trên thực tế, thực trạng chuyển đổi số của Việt Nam còn thua kém nhiều so với các nước trong khu vực khi chỉ số thúc đẩy nền kinh tế mới – chỉ số phương thức thanh toán ở mức yếu. Nhiều quốc gia như Thái Lan (62%), Malaysia là (76%) bỏ xa Việt Nam (22%) ở tỷ lệ giao dịch kỹ thuật số. Việt Nam chỉ cao hơn Lào (12%), Campuchia (1%) ở chỉ số này.

Nhìn bức tranh tổng thể về thực trạng chuyển đổi số trong doanh nghiệp trong bối cảnh Covid-19, tốc độ thúc đẩy các doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới đã gia tăng đáng kể.

3. Khó khăn doanh nghiệp gặp phải khi chuyển đổi số trong bối cảnh Covid-19

Đứng trước tác động của COVID, CĐS như chiếc phao cứu sinh, tuy nhiên quá trình thực hiện CĐS cũng khiến DN gặp không ít các khó khăn. Bên cạnh kỳ vọng của doanh nghiệp, thực trạng chuyển đổi số trong doanh nghiệp trong bối cảnh Covid-19 gặp phải các thách thức phải kể đến như:

Thách thức về việc bảo mật, an ninh mạng

  • Trên thế giới, các dự án phần mềm áp dụng quy trình phát triển đánh giá An Toàn Thông Tin trước khi vận hàng chỉ chiếm khoảng 60%, và con số còn thấp hơn tại Việt Nam.
  • Dựa theo khảo sát 500 lãnh đạo doanh nghiệp tại 5 thị trường ASEAN,  94% các doanh nghiệp đối mặt với gia tăng các cuộc tấn công mạng vào năm 2021.
  • Nguyên nhân chính được cho là do gia tăng giao dịch với nhà cung cấp và các bên thứ ba (58%); các thiết bị IoT không được giám sát và không được bảo mật được kết nối với mạng DN (58%). [9]
  • Đối với Việt Nam, mức độ hiểu biết của nhân lực về phân tích dữ liệu, quản lý rủi ro và an ninh mạng còn ở mức thấp, đồng thời các công tác bảo vệ dữ liệu người dân còn chưa được chú trọng đúng mức.
  • Do đó, chiến lược an toàn thông tin giai đoạn 2022-2030 cũng đẩy mạnh chú trọng vào 2 nguyên tắc chính: Chưa an toàn thì chưa đưa vào sử dụng và Hệ thống thông tin thử nghiệm – Dữ liệu thật – An toàn thông tin như hệ thống thông tin chính thức.
Bảo mật trong chuyển đổi số
Bảo mật luôn là thách thức đối với doanh nghiệp khi thực hiện chiến lược chuyển đổi số

Thách thức về ngân sách:

  • Theo khảo sát của Bộ kế hoạch và đầu tư với 1300 doanh nghiệp VN, 61,1% bày tỏ khó khăn của doanh nghiệp là chi phí đầu tư cao. Hơn nữa, đại dịch cũng làm sụt giảm doanh thu doanh nghiệp. Rủi ro khi đầu tư quá nhiều nguồn vốn cho chuyển đổi số mà chưa có sự đảm bảo về mức độ hiệu quả có thể trở thành rào cản của các doanh nghiệp.
  • Khi nói về ngân sách, chuyển đổi số được cho là cuộc chơi của các doanh nghiệp lớn với nguồn vốn dồi dào. Trong khi đó, 97% doanh nghiệp VN là vừa và nhỏ, thường chỉ ưu tiên những công nghệ yêu cầu vốn đầu tư ít và không cần kết cấu hạ tầng CNTT như điện toán đám mây.
  • Kể cả đối với các doanh nghiệp lớn không có áp lực tài chính cũng có thể gặp phải các vấn đề phân bổ ngân sách để tránh gây lãng phí. Một ví dụ điển hình của mạnh ai nấy chạy là khi ngân hàng lớn đổ tiền vào triển khai eKYC thay vì hỗ trợ khách hàng mở một tài khoản có thể sử dụng dịch vụ chung giữa các ngân hàng.

Thực hiện gấp rút trong thời gian ngắn khiến doanh nghiệp thiếu định hướng, thiếu chiến lược:

  • Đầu tư cho chuyển đổi số là một giải pháp lâu dài cho doanh nghiệp đòi chuẩn bị kỹ càng về cả kỹ thuật công nghệ cũng như nguồn nhân lực. Tuy nhiên, trước yêu cầu cấp bách về sự thay đổi để phù hợp với tình hình đại dịch Covid, các doanh nghiệp nhanh chóng tìm cách đáp ứng nhu cầu trước mắt mà thiếu đi sự định hướng lâu dài.
  • Vấn đề đặt ra ở các doanh nghiệp Việt Nam là ta chưa tự mình làm chủ được các công nghệ lõi của chuyển đối số. Hiện tại, trình độ KHCN của doanh nghiệp còn thấp khi 80-90% công nghệ là nhập khẩu, 80% là công nghệ cũ từ thập niên 1980-1990. [7] Chuyển đổi số không chỉ đơn giản là mua và sử dụng các công nghệ xu hướng, mà đòi hỏi doanh nghiệp xác định rõ mục tiêu dài hạn để đầu tư vào đúng công nghệ phù hợp.
  • Hơn cả, Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá rằng “Chuyển đối số không phải là cuộc cách mạng của công nghệ mà là cuộc cách mạng về thể chế…”. Do đó, chuyển đổi số cần bắt đầu từ ý chí quyết tâm của các cấp lãnh đạo trong đó xây dựng chiến lược toàn diện cụ thể là yếu tố quan trọng hàng đầu.

4. Giải pháp giúp doanh nghiệp chuyển đổi số thành công

Một mặt, đại dịch đã phá vỡ trật tự chung của thế giới, nó đã đẩy nhanh việc áp dụng Chuyển đổi kỹ thuật số trên toàn cầu. Không ít các doanh nghiệp Việt Nam đã chuyển đổi số thành công trong bối cảnh này nhờ vào định hướng rõ ràng và sự đồng hành của các nhà tư vấn chiến lược.

Nhân viên của FPT DIGITAL họp bàn chiến lược
FPT Digital – đối tác tư vấn chiến lược sẽ luôn sẵn sàng đồng hành cùng các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số

FPT Digital đóng vai trò là đối tác tư vấn chiến lược sẽ luôn sẵn sàng đồng hành cùng các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số. Tự hào với phương pháp luận FPT Digital Kaizen được đúc kết từ nhiều kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực CNTT và chuyển đổi số, kết hợp với mô hình hợp tác độc đáo khi làm việc với khách hàng tại tất cả các cấp của tổ chức.

FPT Digital sẽ tìm ra các vấn đề cốt lõi, cơ hội tăng trưởng của khách hàng khi áp dụng số hóa. Từ đó, dựa trên thế mạnh, đặc điểm sẵn có của khách hàng và tiềm năng của các mô hình công nghệ mới, một lộ trình triển khai toàn diện, chi tiết và phù hợp nhất sẽ được xây dựng dưới sự tư vấn của FPT Digital.

FPT Digital đã thấu hiểu và đồng hành cùng nhiều doanh nghiệp, thành công trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số bứt phá trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Một số doanh nghiệp tiêu biểu có thể kể đến là:

  • CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú: 

Để hỗ trợ Minh Phú trong mục tiêu đạt 25% thị phần tôm thế giới vào năm 2045, FPT tập trung vào việc tối ưu hóa quy trình vận hành, giảm thiểu chi phí, thời gian xử lý, nâng cao năng lực sản xuất và áp dụng công nghệ hiện đại để số hóa và nâng cao chuỗi giá trị của doanh nghiệp.

Trong đó, 3 nguyên lý cơ bản được FPT đặt lên hàng đầu là Nghĩ lớn – Khởi động thông minh – Phát triển tốc độ. Từ đó, trong giai đoạn đại dịch, FPT cùng với Minh Phú sẽ tiến hành khảo sát và xây dựng giải pháp phù hợp nhất với hướng tới đạt được hiệu quả kinh doanh, giải quyết vấn đề nhức nhối và cuối cùng thúc đẩy cơ hội tăng trưởng.

  • Thiên Long: 

Trước biến động phức tạp của dịch bệnh, cùng với sự đồng hành của FPT, công ty Thiên Long đã thành công trong việc chuyển đổi số, lọt vào Top 15 công ty có mức tăng trưởng doanh thu cao nhất thế giới trong ngành văn phòng phẩm ngay trong đại dịch Covid-19 năm 2021.

Chỉ trong chặng đầu tiên chuyển đổi số, tỷ lệ tự động hóa trong các nhà máy của Thiên Long đạt hơn 70%. Với hệ thống thông tin hai tốc độ “Thiên Long digital core” gồm hệ thống lõi và hệ thống vệ tinh, được hình thành từ phương pháp luận FPT Digital Kaizen, Thiên Long đã “biến nguy thành cơ”, bước đầu thành công trong mục tiêu hướng tới doanh thu vạn tỷ đồng từ năm 2025.

  • Tổng Công ty Điện lực EVN:  

FPT đã triển khai hai dự án Số hóa quy trình và giao việc tự động dựa trên giải pháp FPT SPro và xây dựng phần mềm nội bộ số hóa công tác điều độ hệ thống điện. Trong đó sản phẩm FPT SPro đánh dấu hợp đồng đầu tiên với phần mềm Made by FPT được khách hàng khối nhà nước tin tưởng. Số hóa quy trình đã đem lại những hiệu quả rõ rệt cho EVN, tiêu biểu như:

  • Tiết kiệm 50.000 ngày công/năm;
  • Tiết kiệm hơn 43 tỷ đồng/năm chi phí in ấn và nhân công;
  • Tiết kiệm hơn 30.000 m2 diện tích kho lưu trữ hồ sơ giấy;
  • Giảm từ 50-80% thời gian thực hiện công việc…

Dưới sự tư vấn của FPT, vấn đề giao tiếp trong đại dịch Covid được giải quyết, “phẳng hóa” các giới hạn về không gian, vị trí địa lý giữa cấp tổ thông qua nền tảng kết nối và giao tiếp dựa trên Big Data.

Nổi bật với kinh nghiệm thực tiễn được đúc kết trong suốt 20 năm trong lĩnh vực CNTT và chuyển đổi số cho các đối tác đa ngành hàng đầu thế giới. Xây dựng riêng phương pháp luận FPT Digital Kaizen đã được kiểm chứng với quá trình chuyển đổi toàn diện.

  • Cách tiếp cận tổng thể để hiểu một cách toàn diện về doanh nghiệp. Tập trung vào kết quả kinh doanh, chương trình tư vấn Chuyển đổi số của FPT hướng tới sự bền vững dài hạn và đem đến các giá trị hữu hình.
  • Các sáng kiến chuyển đổi số tập trung giải quyết các vấn đề cốt lõi và ưu tiên. FPT tập trung thiết kế lộ trình tùy chỉnh từ những điều kiện nền tảng là hệ thống công nghệ thông tin và nhân lực số.
  • Lộ trình chuyển đổi số bao gồm các giải pháp chi tiết, hướng dẫn cụ thể về các bước thực hiện và nguồn lực, đối tác triển khai phù hợp, phương pháp đánh giá và giám sát KPI.

Với cam kết Cùng khởi động – Cùng đầu tư – Cùng về đích với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam trong hành trình chuyển đổi số, hãy liên hệ với FPT để nhận được sự tự vấn chi tiết về quy trình chuyển đổi số tại đây!

Tổng kết lại, nắm bắt được thực trạng chuyển đổi số trong doanh nghiệp trong bối cảnh Covid-19 là cần thiết để doanh nghiệp cập nhật các xu hướng đổi mới công nghệ trong tình hình thực tiễn. Từ đó, doanh nghiệp có cơ sở để lựa chọn đối tác tư vấn như FPT Digital và xây dựng được các kế hoạch chuyển đổi số phù hợp nhất cho mục tiêu phát triển của mình.

References

  1. https://www.mckinsey.com/business-functions/growth-marketing-and-sales/our-insights/the-great-consumer-shift-ten-charts-that-show-how-us-shopping-behavior-is-changing
  2. https://www.mckinsey.com/~/media/mckinsey/industries/retail/our%20insights/how%20covid%2019%20is%20changing%20consumer%20behavior%20now%20and%20forever/how-covid-19-is-changing-consumer-behaviornow-and-forever.pdf
  3. https://ooc.vn/lam-viec-tai-nha/
  4. https://hbr.org/2020/10/how-ar-is-redefining-retail-in-the-pandemic
  5. https://tapchicongsan.org.vn/en_US/web/guest/gop-y-du-thao-cac-van-kien-trinh-dai-hoi-xiii-cua-dang/-/2018/824511/view_content
  6. https://special.nhandan.vn/doanhnghiepchuyendoiso_covid19/
  7. Microsoft IDC. Báo cáo về nền tảng cho phục hồi kinh doanh và kinh tế ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
  8. https://phutho.gov.vn/vi/ninh-mang-van-la-van-de-nan-giai-doi-voi-chuc-doanh-nghiep-asean
Nghiên cứu nổi bật
01. Ứng dụng AI trong xử lí bồi thường Bảo hiểm Phi nhân thọ 02. Trải nghiệm số nhân viên trong hành trình chuyển đổi số của doanh nghiệp sản xuất 03. Logistics và cơ hội từ tự động hoá 04. Ứng Dụng Trí Tuệ Nhân Tạo Trong Bảo Mật Thông Tin Tài Chính
Đăng kí theo dõi ngay!
Cập nhật những xu hướng và phân tích mới nhất về chuyển đổi số với các bản tin điện tử của FPT Digital.


    Tìm hiểu về chuyển đổi số cho doanh nghiệp
    Xác nhận