Chuyển đổi số đem lại hiệu quả xuyên suốt trên toàn bộ chuỗi giá trị ngành nông nghiệp
Tin tức

Chuyển đổi số đem lại hiệu quả xuyên suốt trên toàn bộ chuỗi giá trị ngành nông nghiệp

Ông Phạm Thành Đại Lĩnh – Giám đốc tư vấn Chuyển đổi số tại FPT Digital nhận định rằng Chuyển đổi số không còn là một lựa chọn mà là một yêu cầu bắt buộc cần thực hiện trong ngành nông nghiệp để doanh nghiệp có thể bắt kịp với xu hướng 4.0 đang lan tỏa nhanh chóng. Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đang có những định hướng rất rõ ràng giúp thúc đẩy Chuyển đổi số ngành nông nghiệp, ví dụ như quyết định 749 về Chuyển đổi số quốc gia. Cùng tìm hiểu chi tiết trong cuộc trò chuyện của các phóng viên Kênh truyền hình Đối ngoại VTV4 với ông Phạm Thành Đại Lĩnh tại FPT Digital.

VTV4: Chuyển đổi số hỗ trợ như thế nào cho canh tác, sản xuất, tiêu thụ và xây dựng thương hiệu các mặt hàng nông nghiệp của Việt Nam?

Chuyển đổi số hiện không còn là một lựa chọn mà là một yêu cầu bắt buộc cần thực hiện trong ngành nông nghiệp. Việc này đã được chứng minh đem lại hiệu quả xuyên suốt trên toàn bộ chuỗi giá trị ngành nông nghiệp. Có thể bắt đầu từ việc canh tác với rất nhiều các công nghệ tiên tiến được ứng dụng tùy thuộc vào các ngành nghề khác nhau. Ví dụ như hiện nay người nuôi tôm ở nhiều tỉnh đã tiếp cận với công nghệ đo đạc môi trường nuôi tôm thông minh, kết hợp với ứng dụng tác nghiệp trực tiếp trên điện thoại có thể nhanh chóng nắm bắt được thông tin kịp thời đưa ra các quyết định về đồ ăn, chế phẩm sinh học cần sử dụng đối với từng giai đoạn nuôi từ con giống đến khi thu hoạch.

Đối với lĩnh vực sản xuất là một trong những mắt xích trọng điểm trong chuỗi giá trị được đầu tư rất lớn về góc độ tự động hóa toàn bộ các quy trình kiểm soát, quản trị hoặc những công nghệ giúp kiểm tra chất lượng nhanh chóng của từng sản phẩm cung cấp ra thị trường. Việc thực hiện các hoạt động Chuyển đổi số trong sản xuất mang lại nhiều giá trị cho khâu tiêu thụ và xây dựng thường hiệu, khi kết hợp thêm với những công nghệ đột phá như Blockchain giúp truy xuất nguồn gốc thông tin của sản phẩm từ đầu đến cuối (ví dụ như khái niệm “From Farm to Table”, người dùng trên toàn thế giới sẽ có thể biết được tất cả những sản phẩm họ đang tiêu thụ đến từ đâu, được chế biến ra sao, đóng gói thế nào, v.v để có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất với mong muốn của mình.

Ảnh 1. Ông Phạm Thành Đại Lĩnh – Giám đốc Tư vấn Chuyển đổi số FPT Digital nhận định “Chuyển đổi số hiện không còn là một lựa chọn mà là một yêu cầu bắt buộc cần thực hiện trong ngành nông nghiệp”

VTV4: Ông/bà đánh giá như thế nào về tiến trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp? 

Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp hiện đang được thúc đẩy rất mạnh tại Việt Nam với những định hướng rõ ràng từ nghị quyết 749 về Chuyển đổi số quốc gia. Việc này được tuân thủ và phát triển bởi các doanh nghiệp, từ những đơn vị đứng đầu ngành cho đến các đơn vị đang khao khát sử dụng công nghệ để phát triển vượt bậc cho đến số lượng lớn người dân cũng đã bắt đầu ứng dụng công nghệ trong các hoạt động thường nhật. Điều này giúp thúc đẩy nhanh tiến trình Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp để bắt kịp nhanh chóng với các nước phát triển khác (trong lĩnh vực nông nghiệp) như Israel, Ấn Độ, v.v. 

VTV4: Doanh nghiệp đã xây dựng những sản phẩm nào để phục vụ cho nhu cầu chuyển đổi số của ngành nông nghiệp?

Có rất nhiều doanh nghiệp (đặc biệt là hiệp hội doanh nghiệp) đã chung tay phát triển các công cụ và nền tảng phục vụ hoạt động Chuyển đổi số cho lĩnh vực tham gia. Các nền tảng này được xây dựng và phát triển dựa trên kinh nghiệm thực tế trong nhiều năm của các doanh nghiệp nhằm phục vụ một số đặc thù công việc trong lĩnh vực.

FPT đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc với các đối tác cũng như phát triển các sản phẩm Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong đó, một trong những sản phẩm tiêu biểu nhất là nền tảng kinh doanh trực tuyến Sendo Farm, với mô hình kết nối trực tiếp các đơn vị cung cấp sản phẩm sạch đạt chất lượng tiêu chuẩn như VietGAP, OCOP, v.v với người dùng cuối. Đây là một công cụ rất mạnh để thúc đẩy các thường hiệu và sản phẩm Việt Nam đến được với tay người dùng với chi phí phù hợp nhất.

Ảnh 2. “Chuyển đổi số đem lại hiệu quả xuyên suốt trên toàn bộ chuỗi giá trị ngành nông nghiệp” – ông Lĩnh trả lời phỏng vấn đài truyền hình VTV4

VTV4: Theo ông/bà, các điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh chuyển đổi số là gì? 

Bên cạnh các cơ chế chính sách cũng như định hướng Chuyển đổi số quốc gia tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, việc hiện nay, các công nghệ, giải pháp, nền tảng phục vụ hoạt động quản trị, quản lý điều hành cũng như nâng cao trải nghiệm khách hàng càng ngày càng dễ dàng được tiếp cận với chi phí phù hợp. Do đó các doanh nghiệp có thể tiếp cận nhanh chóng hơn và thúc đẩy việc Chuyển đổi số tại Việt Nam.

VTV4: Tuy nhiên, quy mô ứng dụng chuyển đổi số được đánh giá còn hạn chế, và chưa đồng bộ giữa các vùng, miền, địa phương. Theo ông, nguyên nhân là gì?

Theo tôi, có hai nguyên nhân chính đến từ việc thiếu tính đồng bộ trong việc ứng dụng Chuyển đổi số. Việc đầu tiên, đây là giai đoạn các vùng, miền, địa phương đang hoàn thiện quy hoạch, trong đó có rất nhiều yếu tố phát triển kinh tế số cần được xem xét đánh giá và chuẩn bị đưa vào triển khai trong giai đoạn tiếp theo. Khi được hoàn thiện, mặt bằng chung về Chuyển đổi số của tỉnh và của các doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp nói riêng sẽ được cải thiện với tính đồng bộ cao hơn.

Bên cạnh đó, nguyên nhân còn lại đến từ việc nhận thức của nhân sự, người dân cần được cải thiện. Việc ứng dụng công nghệ trong công nghiệp đòi hỏi nhân sự cần đảm bảo một số kỹ năng số cơ bản, điều này chưa được đồng bộ trên các vùng, miền, địa phương khác nhau dẫn đến khả năng tiếp nhận thông tin chưa được đầy đủ.

Ảnh 3. Ông Lĩnh cho rằng việc tăng cường các hoạt động nhận thức trong việc Chuyển đổi số cần được thúc đẩy nhiều hơn ở nhiều mức độ khác nhau, từ tỉnh cho đến thành phố và các doanh nghiệp để có được ứng dụng công nghệ hiệu quả cao nhất.

VTV4: Để giải quyết những thách thức này, những ưu tiên của ngành nông nghiệp trong thời gian tới là gì?

Ngành nông nghiệp cần có sự thống nhất trong từng lĩnh vực để có được nội lực phát triển chung hướng đến phát triển tổng thể toàn bộ ngành. Ngoài ra, việc tăng cường các hoạt động nhận thức trong việc Chuyển đổi số cần được thúc đẩy nhiều hơn ở nhiều mức độ khác nhau, từ tỉnh cho đến thành phố và các doanh nghiệp để có được ứng dụng công nghệ hiệu quả cao nhất.

Nguồn: VTV4

Tin tức khác
01. Nhận diện khó khăn trong hành trình chuyển đổi số doanh nghiệp Việt 02. Khai thác tiềm năng trên hệ sinh thái dữ liệu của ngành da giầy Việt Nam 03. FPT Digital hỗ trợ Ban Nghiên cứu phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV) và Quỹ Châu Á tổ chức “Hội thảo Lộ trình Chuyển đổi xanh” 04. FPT Digital đào tạo Chiến lược Chuyển đổi số tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
Đăng kí theo dõi ngay!
Cập nhật những xu hướng và phân tích mới nhất về chuyển đổi số với các bản tin điện tử của FPT Digital.


    Tìm hiểu về chuyển đổi số cho doanh nghiệp
    Xác nhận