Phục hồi sau đại dịch: Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực
Digital Strategy

Phục hồi sau đại dịch: Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực

Khi đại dịch Covid-19 bùng phát, để ứng phó và thích nghi kịp thời thì các doanh nghiệp đã phải chuyển đổi từ các mô hình làm việc trực tiếp lên trực tuyến để duy trì hoạt động hoặc áp dụng phương án “3 tại chỗ” cùng các yêu cầu tuân thủ quy định giãn cách chặt chẽ. Có tới hàng triệu người lao động trên toàn quốc đã bị ảnh hưởng dẫn đến tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm hoặc giảm thu nhập tăng cao (1).

Một số doanh nghiệp đã triển khai chuyển đổi số từ trước cho thấy vẫn duy trì hoạt động sản xuất và phát triển ổn định nhờ ứng dụng công nghệ. Còn lại phần lớn vẫn gặp nhiều khó khăn và không có phương án khả thi để ứng phó với đại dịch. Sức đề kháng và tính sáng tạo của doanh nghiệp trong việc áp dụng công nghệ 4.0 còn hạn chế ở nhiều mặt do thiếu hụt nguồn lao động chất lượng cao. Hiện nay, trong 52 triệu người lao động, chỉ có có hơn 25% được thống kê là đã qua đào tạo có chứng chỉ và văn bằng, còn lại gần 75% chưa thống kê được năng lực và kỹ năng đáp ứng nhu cầu thị trường lao động (2). Về kỹ năng số của lực lượng lao động, Việt Nam đã tụt 4 bậc xuống vị trí thứ 96 trong chỉ số năng lực cạnh tranh nhân tài toàn cầu năm 2020 (GTCI) (3). Do đó, đào tạo nâng cao năng lực của lao động sẽ rất cần thiết khi doanh nghiệp muốn phục hồi và bứt phá hậu covid-19.

Hình 1: Số liệu tham khảo

Các bước để cải tiến năng suất lao động trong và sau đại dịch

Năng lực số là những kỹ năng và kiến thức trang bị cho một người để học tập và làm việc trong một xã hội có nền kinh tế số: bao gồm truy cập, truy xuất, hiểu, đánh giá, sử dụng, tạo và chia sẻ thông tin ở mọi định dạng, sử dụng các hệ thống, công cụ và ứng dụng số. Ở cấp độ tổ chức, năng lực số bao gồm văn hóa sáng tạo đổi mới, công nghệ và cơ sở hạ tầng CNTT để giúp cho tổ chức đó có nguồn nhân lực chất lượng, tối ưu vận hành và hướng đến tạo ra các sản phẩm dịch vụ tập trung cho người dùng cuối (4).

Bài đọc nhiều nhất
Digital Strategy 20/04/2024

Để nâng cao năng lực số, các nhà quản lý và cá nhân cần có 5 tư duy số cơ bản cần thiết sau giúp thích ứng và nắm bắt những thay đổi mà doanh nghiệp sẽ trải qua trong kỷ nguyên số.

  • Team/Collaboration mindset (tư duy hợp tác): thể hiện sự phối hợp giữa các thành viên trong team, khả năng tận dụng những ưu thế của các thành viên để team đạt hiệu quả cao trong công việc và chinh phục mục tiêu chung.
  • Growth mindset (tư duy mở, học tập không ngừng nghỉ): chấp nhận thất bại, rút ra bài học giá trị để tiếp tục giải quyết vấn đề, và luôn tìm kiếm cơ hội phát triển năng lực.
  • Technology mindset (tư duy ứng dụng công nghệ): định hướng chiến lược đổi mới thông qua chọn lọc và ứng dụng các công nghệ phù hợp.
  • Data literacy mindset (tư duy ra quyết định dựa trên dữ liệu thu thập): khả năng đọc, phân tích, và đánh giá dữ liệu nào hữu ích để đưa ra các quyết định quan trọng.
  • Complex problem-solving and critical thinking mindset (tư duy giải quyết vấn đề và phản biện): đặt câu hỏi, xác định vấn đề, kiểm tra bằng chứng, phân tích các giả định và thành kiến, tránh suy luận cảm xúc, tránh quá đơn giản, xem xét các cách giải thích khác nhau.
HÌnh 2: 5 Tư duy số cần thiết cho doanh nghiệp 4.0

Các bước để đo lường và cải thiện tốt hơn năng lực số của nhân viên mà các doanh nghiệp có thể thực hiện

Hình 3: Các bước đo lường và cải thiện tốt hơn năng lực số của nhân viên

1. Đánh giá và xác định những thay đổi trong quy trình làm việc, những kỹ năng số và nhiệm vụ nào là cần thiết để phát triển, và đặt chỉ tiêu cụ thể về mô hình sau phục hồi sẽ cần những kỹ năng gì. Ví dụ nếu mô hình thay đổi từ bán hàng truyền thống sang bán hàng trực tuyến trong đại dịch thì nhóm nhân lực công nghệ và logistics sẽ có tác động lớn cho doanh nghiệp, vì vậy họ sẽ cần đào tạo các kỹ năng cần thiết.

2. Xây dựng chiến lược nâng cao năng lực và tư duy số cốt lõi cho đội ngũ quan trọng với những kiến thức và kỹ năng trọng tâm làm nền tảng để họ phát triển cùng với doanh nghiệp, sẵn sàng đối mặt với thay đổi, hay những gián đoạn của tổ chức một cách bình tĩnh, chủ động và tích cực.

3. Phát triển và triển khai chương trình nâng cao năng lực dựa trên nhu cầu.
–  Chia nhân lực thành các nhóm: nhóm lãnh đạo, nhóm quản lý, nhóm chuyên gia, nhóm người lao động. Trong đó, nhóm chuyên gia triển khai các dự án chuyển đổi số có thể được chia thành hai nhóm: chuyên gia trong các lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ (như sản xuất, đầu tư, kinh doanh….) và chuyên gia về công nghệ thông tin. Từng nhóm sẽ có những chương trình đào tạo được thiết kế riêng dựa vào nhu cầu của từng nhóm.
–  Kết hợp nhiều hình thức đào tạo: lớp chuyên sâu, hội thảo, tọa đàm về chuyển đổi số thực hiện bởi các chuyên gia quốc tế, các công ty tư vấn và nền tảng đào tạo trực tuyến E-Learning.

4. Phối hợp với Ban Truyền thông và các Ban chuyên môn xây dựng nội dung và phương thức truyền đạt phù hợp với từng nhóm đối tượng, giúp họ nhận thức tốt nhất. Từ đó, hình thành văn hóa luôn học tập và phát triển.

5. Đánh giá và đo lường hiệu quả của các chương trình đào tạo để tiếp tục cải tiến.

Đào tạo và nâng cao nguồn nhân lực sẽ giúp cho các doanh nghiệp có được nền tảng đế phục hồi và bức phá trong thời kỳ hậu covid-19, nâng cao khả năng cạnh tranh và tiến xa hơn. Vì vậy, lộ trình đào tạo rõ ràng sẽ giúp cho các doanh nghiệp xây dựng được đội ngũ chất lượng cao phù hợp với những đổi mới trong mô hình kinh doanh đảm bảo sự thành công trong chiến lược phục hồi sau đại dịch.

 

 

Nguồn tham khảo
(1) VNE. Làm sao để cải tiến năng suất lao động trong đại dịch?
(2) Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Thống kê 2021
(3) INSEAD. 2020 The Global Talent Competitiveness Index
(4) JISC. What is digital capability?

Nghiên cứu nổi bật
01. Tiềm năng của Hydro trong sản xuất thép xanh 02. Tiến tới Bền vững: Tầm quan trọng của chuỗi cung ứng xanh 03. Xây dựng chính phủ số bắt đầu từ đâu? 04. Tạo đà ứng dụng S&OP để tối ưu hoạt động sản xuất
Đăng kí theo dõi ngay!
Cập nhật những xu hướng và phân tích mới nhất về chuyển đổi số với các bản tin điện tử của FPT Digital.


    Tìm hiểu về chuyển đổi số cho doanh nghiệp
    Xác nhận